dịch vụ bảo vệ, bảo vệ chuyên nghiệp, công ty bảo vệ

dịch vụ bảo vệ, bảo vệ chuyên nghiệp
English
Dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp
Mid Banner 1
Bảo vệ chuyên nghiệp
Mid Banner 2
Dịch vụ bảo vệ

Nhân viên bảo vệ công ty Cp dịch vụ bảo vệ Việt Thành siết chặt an ninh khoa phòng có trẻ sơ sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương

Cập nhật: 4/4/2014 | 11:16:45 AM
Sau khi xảy ra một số vụ trẻ sơ sinh bị bắt cóc trong bệnh viện tại TPHCM vừa qua, nỗi lo an toàn cho mẹ và bé đang ngày càng được đặt lên hàng đầu tại các khoa, bệnh viện phụ sản. Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội), nơi hàng ngày có tới hàng nghìn thai, sản phụ ra vào khám, sinh, điều trị... việc đảm bảo an toàn cho mẹ và bé được thực hiện rất kiên quyết, hiệu quả.

Kiểm tra giấy ra viện và thẻ đeo của sản phụ, em bé trước khi xuất viện (ảnh chụp tại Khoa Sản 2, Bệnh viện Phụ sản Trung ương). 


Để ra viện, phải qua 3 lần kiểm tra


“Bước đầu tiên để bệnh nhân ra viện, các bác sĩ và nhân viên y tế phải kiểm tra sức khỏe của mẹ và bé. Sau đó, sản phụ và con phải qua cửa “kiểm duyệt so số” của bảo vệ khoa. Cuối cùng là vòng kiểm tra giấy ra viện của mẹ và giấy ra viện tạm thời của bé ở cổng bệnh viện, do bảo vệ bệnh viện làm”, TS Vũ Bá Quyết, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết.

“Nguyên nhân của việc có giấy ra viện tạm thời này là do có không ít bệnh nhân và người nhà chọn “giờ” ra viện thật “đẹp” cho bé. Ví dụ, họ ra viện lúc 6 giờ sáng (giờ đẹp theo quan niệm của gia đình) nhưng chưa thanh toán hết viện phí, bệnh viện cũng tạo điều kiện cho ra viện theo nguyện vọng gia đình”, TS Vũ Bá Quyết nói thêm.

Phân tích cụ thể hơn, BSCKII Nguyễn Đức Thuấn – Trưởng khoa Sản 2, nơi nhận hơn 90% số trẻ sơ sinh bệnh viện cho biết, khi vào viện sinh con, sản phụ, em bé được cấp 2 số hoàn toàn giống nhau, đeo cho mẹ và bé. Con số này sẽ gắn chặt với hai mẹ con trong suốt thời gian ở viện.

Sau khi được thông báo đủ điều kiện ra viện, bác sĩ điều trị cấp một giấy cho em bé ra viện cùng với giấy ra viện cho mẹ, sau khi bảo vệ “hàng rào thứ 1” tại khoa kiểm tra thấy các thông tin, đặc biệt là số mẹ - con khớp nhau, hai mẹ con mới được ra khỏi khoa. Tại hàng rào thứ 2 ở cổng bệnh viện, tất cả các xe taxi, xe đón bệnh nhân đều phải dừng lại trình báo. Bảo vệ tại cổng bệnh viện sẽ thu lại giấy ra cổng của gia đình bệnh nhân sau khi đối chiếu số mẹ - số con.

“Cuối năm 2011, sau vụ mất tích trẻ sơ sinh, toàn bộ bệnh viện, đặc biệt là Khoa Sản 2 áp dụng rất kiên quyết các bước kiểm tra khi ra viện.  Từ đó đến nay, chưa bao giờ xảy ra sự việc đáng tiếc nào”, BS Nguyễn Đức Thuấn nói.

Trả lời câu hỏi việc quản lý người nhà vào thăm bệnh nhân tại khoa ra sao, BS Thuấn cho biết: Ngoài quy định mẹ - con phải đeo số khớp nhau, khoa thường xuyên có hai vệ sĩ để theo dõi, kiểm tra người ra – vào khoa. Đối với người sinh mổ, phức tạp, phải can thiệp, trong 24h đầu sau sinh, khoa chỉ cho phép 1 người nhà bệnh nhân vào chăm sóc bệnh nhân, cùng với nhân viên y tế.

Sản phụ và em bé được nhân viên bảo vệ kiểm tra giấy ra viện, thẻ đeo trước khi xuất viện (Ảnh chụp tại Khoa Sản 2, Bệnh viện Phụ sản Trung ương)


Người này được phát áo vàng, được ở tại khoa. Sau 24h, phải đổi áo vàng thành thẻ ra vào như những người nhà của sản phụ sinh thường khác, chỉ được vào thăm bệnh nhân đúng giờ quy định (trưa từ 10h30 – 13h, chiều từ 15h30-7h sáng hôm sau). Đối với những người không có thẻ, bảo vệ khoa kiên quyết không cho vào.
Một việc cần luôn lưu tâm khác, BS Thuấn cho biết, tại Khoa Sản 2, nhân viên tắm cho bé phải đối chiếu số mẹ và số con trước khi đưa bé đi tắm. Trong quá trình tắm, ngoài việc theo dõi chuyên môn, phải luôn luôn bảo vệ số đó. Khi tắm xong, nhân viên phải đối chiếu một lần nữa số này để giao bé cho mẹ.

“Nhiều người vẫn nhẹ dạ lắm!”

“Tại đơn nguyên chật hẹp này, có khoảng hơn 230 bà mẹ và em bé, cùng với nhân viên y tế và người nhà, khoảng gần 500 con người thường xuyên ở đây, chỉ với 68 giường bệnh kê khắp các hành lang, công suất gần 200%. Đất chật, người đông, nếu không khống chế, kẻ gian có thể lợi dụng những lúc cao điểm để trà trộn lẻn vào trong khoa thực hiện ý đồ xấu”, BS Thuấn chia sẻ.

Vậy vấn đề khó khăn nhất trong việc đảm bảo an ninh bệnh viện nói chung và an toàn cho trẻ sơ sinh nói riêng là gì? Theo TS Vũ Bá Quyết, bệnh viện đã lắp hàng chục camera, khắp các khoa, phòng đều có bảo vệ, vệ sĩ 24/24h. Tại cổng bệnh viện, những điểm trọng yếu, ngoài lực lượng bảo vệ, vệ sĩ, còn có công an phường, quận tham gia hỗ trợ, kiểm soát an ninh bệnh viện.

“Nếu trên bình diện chung, khó khăn lớn nhất là do mặt bằng chật hẹp, quá tải bệnh nhân. Hiện tại bệnh viện đang xây dựng, đến năm 2015 mới đưa vào hoạt động. Nếu được quy hoạch khu điều trị, khu khám bệnh, khu xét nghiệm riêng biệt, bệnh viện sẽ đỡ tốn lực lượng bảo vệ, an ninh, vệ sinh bệnh viện cũng được đảm bảo hơn. Hiện nay, cả bệnh viện đang căng mình bảo vệ mẹ và bé”, TS Vũ Bá Quyết nói.

Còn với BS Thuấn, khó khăn lớn nhất chính là sự cộng tác, chia sẻ của gia đình với thầy thuốc và bệnh viện. Rất nhiều người nhà bệnh nhân bức xúc, thậm chí chửi bới bảo vệ, nhân viên y tế khi họ không cho phép người nhà vào khoa trái quy định.

“Cứ vào 10h30 và 13h30 hàng ngày, thời điểm cao điểm người nhà có đeo thẻ ra vào được vào thăm bệnh nhân, loa phát thanh tại khoa lại liên tục nhắc nhở người nhà tuyệt đối không cho người khác mượn áo vàng, thẻ ra vào”, BS Thuấn cho biết.

Do thói quen của người Việt, một người vào bệnh viện thường kéo theo cả đoàn “tùy tùng”, không thể nào chỉ cho thai phụ vào bệnh viện được. Kẻ gian theo đó cũng lợi dụng. “Có nhiều người nhẹ dạ lắm! Ở khoa, thường xuyên có những người trà trộn, giả vờ là người nhà, lợi dụng những người nhẹ dạ, cả tin để mượn áo vàng hoặc thẻ vào khoa với mục đích không trong sáng, lành mạnh. Khi có dấu hiệu khả nghi, chúng tôi yêu cầu người đó đưa vào tận giường bệnh nhân. Nếu không đúng, chúng tôi kiên quyết thu lại ngay”, BS Thuấn nói.

Do đó, theo các bác sĩ, bệnh viện luôn đề cao tinh thần cảnh giác, tư vấn, tuyên truyền, thuyết phục bệnh nhân và người nhà, kiên quyết với các hành vi khả nghi, không lành mạnh.

Tin tức khác:
Tư vấn trực tuyến
Hotline:  0934.534.339
Kinh doanh
Đỗ Hoài Định
Mobile: 0904.853.668
Nghiệp vụ
Phạm Hồng Minh
Mobile: 0972.948.387
Nguyễn Văn Quang
Mobile: 0915.366.147
Tin hoạt động
Thiết kế 2014 © Công ty Cổ phần dịch vụ Bảo vệ Việt Thành
Trụ sở: Số 5, ngõ 442, đường Âu Cơ, Phường Nhật Tân, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Văn phòng giao dịch: Số 20, phố Đông Quan, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố HN
Điện thoại: 024.2219 7986 - Fax: 024. 2220 1456 - Hotline: 0934.534.339
Email: [email protected] - Website: www.baovevietthanh.com.vn
Hệ thống mạng xã hội
RSS Facebook Twitter YouTube linkin Gplus

dịch vụ bảo vệ, bảo vệ chuyên nghiệp, công ty bảo vệ